Lịch sử Cộng hòa Serbia Krajina

Biên giới quân sự Militärgrenze

Bản đồ vùng Biên giới quân sự Militärgrenze

Người Serb đã sinh sống tại vùng đất về sau là Serbia Krajina từ thời Trung Cổ,[15][16] trước khi Đế quốc Ottoman bắt đầu xâm lược bán đảo Balkan.[17][15] Văn thư cổ đề cập đến người Serb ở Srem, Slavonia và Dalmatia có từ thế kỷ 7. Khi ấy, người Serb chủ yếu định cư ở các khu vực phía nam Dalmatia, và lập ra một số công quốc.[18][19][20] Tu viện Serbia đầu tiên lập nên trên lãnh thổ Vương quốc Dalmatia và CroatiaTu viện Krupa, theo truyền thống được xây dựng năm 1317. Tu viện do các tu sĩ từ Tu viện Krupa trên Vrbas xây dựng dưới sự bảo trợ của các vua Serbia Stefan Milutin, Stefan DečanskiStefan Dušan.[21] Cũng trong khoảng thời gian ấy, công nương Jelena Nemanjić Šubić, em gái của Stefan Dušan và phu nhân của lãnh chúa Croatia Mladen III Šubić, lập ra Tu viện Krka.[22]

Sau khi Đế quốc Ottoman chinh phục Serbia và Bosnia, số lượng người Serb ở Krajina tăng lên đáng kể, nhiều người Croat rời đi đến các thành phố trên bờ biển Adriatic hoặc các khu vực trung tâm Croatia và Hungary.[23][24] Sau khi quân Ottoman chiếm thành Jajce lần thứ nhất, 18.000 hộ dân Serb chuyển đến các quận Lika và Krbava. Vua Hungary Matthias Corvinus miễn thuế và bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho họ, nhưng người Serb có nghĩa vụ bảo vệ biên giới trước sự đe dọa của Ottoman.[25] Về sau, người tị nạn Serb ở Krajina dâng đất cho Quân chủ Habsburg để nhận lấy địa vị dân biên viễn, đổi lại việc biên giới được bảo vệ.[26]

Theo một số nhà nghiên cứu, nhà Habsburgs coi Militärgrenze (Biên giới quân sự) là nơi cung ứng quân nghĩa vụ. Cứ bảy dân thường ở Krajina thì có một người làm lính gác tiền đồn, trong khi tỷ lệ binh lính so với dân ở toàn đế chế là 1:64.[27][28] Militärgrenze trong suốt thời gian tồn tại đã được thay đổi và chuyển đổi nhiều lần. Cuối thế kỷ 19, Militärgrenze bị bãi bỏ. Năm 1882, các vùng trong đó được đặt dưới quyền quản lý của Vương quốc Croatia và Slavonia trong Cương thổ thánh Stephan (Hungary).[29][30]

1881—1918

Theo điều tra dân số năm 1910, người Serb ở Vương quốc Croatia và Slavonia chiếm 24% dân số. Số liệu cho Dalmatia được tính riêng.

Sau khi Militärgrenze bị bãi bỏ, người Serb tăng cường hoạt động chính trị. Nhiều đảng phái được thành lập, một phần trong số đó hợp tác với đảng phái người Croat. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Croat như Ante StarčevićJosip Frank coi người Serb là yếu tố ngoại lai và ủng hộ Serbophobia (Ám ảnh chống Serb).[31] Trong khi người Serb được sự ủng hộ của Ban Károly Khuen-Héderváry do Budapest bổ nhiệm, một số chính trị gia Croatia tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà cầm quyền Vienna. Sau khi Áo-Hung tan rã, hầu như tất cả các quốc gia Nam Slav trong đế quốc đều tự nguyện họp lại thành Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven. Tuy nhiên, nhà nước được tập trung hóa và sớm không còn phù hợp với đa số quần chúng Croatia mong muốn tự trị hoặc độc lập. Điều này làm phức tạp mối quan hệ giữa người Croat và người Serb và kéo theo khủng hoảng chính trị.[32]

Theo điều tra dân số năm 1910, có 649.453 người Serb nguyên gốc trong khu vực của người Croatia-Slavonia thuộc Militärgrenze trước đây.[33] Mười một năm sau, vào năm 1921, 764.901 người Serb sống trên lãnh thổ Croatia hiện đại và Srem (nay thuộc Serbia), trong đó 658.769 người sống trên lãnh thổ Croatia-Slavonia thuộc Militärgrenze trước đây và 106.132 người ở Dalmatia.[34]

Diệt chủng người Serb trong Thế chiến II

Ảnh chụp năm 1942: Ustaše cưa đứt đầu Branko Jungić làng Grabovac gần Bosanska Gradiška. Chiếc cưa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Republika Srpska

Sau khi Đế chế thứ ba cùng đồng minh chiếm Vương quốc Nam Tư, Nhà nước Độc lập Croatia được thành lập, do Ustaše[lower-alpha 2] lãnh đạo. Họ theo lý tưởng Đại Croatia với đặc trưng Serbophobia cực đoan, dẫn đến diệt chủng người Serb. Ustaše thiết lập hệ thống trại tập trung. Hiện chưa rõ con số diệt chủng chính thức, dao động từ 197.000 người theo các nguồn tin phía Croatia,[35] đến 800.000 người theo thông tin phía Serbia.[36] Một số lượng đáng kể nạn nhân đã chết trong các trại tập trung Croatia. Khoảng 240.000 người Serb bị buộc phải cải đạo sang Công giáo La Mã và khoảng 400.000 người Serb bị trục xuất đến Khu vực chỉ huy quân sự ở Serbia.[lower-alpha 3][36] Những sự kiện này đã thay đổi cấu trúc sắc tộc trên lãnh thổ Croatia, Bosnia và Hercegovina cùng Serbia thời hiện đại và tác động trầm trọng đến mối quan hệ giữa người Serb và người Croat. Phong trào Giải phóng Nhân dân hình thành ở Dalmatia và nhanh chóng lan rộng phát triển ra toàn bộ lãnh thổ Nam Tư. Các đảng phái dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito tiến hành cuộc chiến chống lại quân Croatia và Wehrmacht. Chiến thuật Draža Mihailović lãnh đạo phong trào Chetniks biến đổi đa dạng từ chống Đức cho đến hợp tác tùy vào thời điểm khác nhau.[37][38] Người Serb từ lãnh thổ Militärgrenze trước đây góp phần đáng kể vào chiến tranh chống Croatia và Đức. Năm 1943, trong hàng ngũ Chetniks là 7.000 người Serb, còn lực lượng kháng chiến Partisans có khoảng 28.800 người Serb từ khu vực Militärgrenze cũ. Năm 1945, có 4.000 binh sĩ trong quân Chetniks còn 63.710 thuộc Partisans.[39] Sau khi giải phóng Nam Tư, người Serb cùng người Croat ở Croatia cũng có vị thế các dân tộc lập quốc.[40][41][42]

Mùa xuân Croatia

Cuối thập niên 1960, những người Cộng sản Croatia đưa ra ý tưởng mới, cốt lõi là thay đổi vị thế của họ trong Cộng hòa Nam Tư. Phong trào cải cách nổi lên ở Croatia gọi là Maspok hay "Mùa xuân Croatia". Theo ý thức hệ phong trào, mục đích là nhằm tăng cường quyền lực cho người Croat ở Nam Tư, cùng với cải cách dân chủ và kinh tế. Thành viên phong trào phản đối việc cắt giảm ngân sách và quyền chính trị tại Croatia, do các khu vực kinh tế kém phát triển như Kosovo. Tuy nhiên, họ không quan tâm đến phê phán chỉ ra bình đẳng giữa các nước cộng hòa trong liên bang. Thời kỳ này cũng ghi nhận những xung đột đầu tiên sau năm 1945 giữa người Serb và người Croat ở Krajina trên bình diện sắc tộc. Các phương tiện truyền thông Nam Tư công bố danh sách những người Serb và Croat vẫn trung thành với Nam Tư được tổng hợp tại Croatia. Đã có những than phiền về việc người Serb bị phân biệt đối xử.[43]

Ban lãnh đạo Nam Tư và Liên đoàn những người cộng sản coi phong trào này là sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc Croatia và yêu cầu lực lượng dân quân đàn áp các cuộc biểu tình. Tito đã loại bỏ những người ủng hộ không trung thành, chẳng hạn như Savka Dabcevic-Kucar, Miko Tripalo và Dragutin Haramija, đồng thời thực hiện một cuộc thanh trừng trong Liên đoàn những người cộng sản Croatia và chính quyền địa phương. Nhiều nhà lãnh đạo phong trào sau đó đã bày tỏ sự hối hận trong các cuộc họp của đảng. Nhiều nhà hoạt động sinh viên bị bắt và một số thậm chí bị kết án tù. Trong số những người bị bắt những năm đó có tổng thống Croatia tương lai Franjo TuđmanStjepan Mesić, cũng như nhà báo bất đồng chính kiến Bruno Bušić.[44]

Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở Nam Tư

Năm 1981, bạo loạn nổ ra tại Kosovo năm 1981 do người Albania biểu tình đòi chuyển Kosovo từ tỉnh tự trị thành nước cộng hòa hoặc một bang độc lập.[45] Giới lãnh đạo Slovenia và Croatia tìm kiếm các cải cách phân quyền và dân chủ. Ngược lại, chính phủ liên bang ở Beograd ủng hộ việc tập quyền hóa gia tăng.[46]

Tháng 3 năm 1989, khủng hoảng Nam Tư tồi tệ hơn sau khi Hiến pháp Serbia sửa đổi trao cho chính phủ quyền được hạn chế quyền tự trị của Kosovo và Vojvodina. Các tỉnh tự trị này đều có quyền bầu Tổng thống liên bang. Như vậy, dưới thời Slobodan Milošević, Serbia nhận được ba phiếu bầu trong chức vụ tổng thống. Bằng cách thêm cả phiếu của Montenegro, Serbia có thể quyết định kết quả bỏ phiếu. Điều này khiến các nước cộng hòa khác bất bình và yêu cầu cải tổ liên bang.[47]

Sự phát triển tiệm tiến của chủ nghĩa dân tộc trong thập niên 1980 dẫn đến cuộc khủng hoảng chung ở Nam Tư và sự sụp đổ của hệ thống cộng sản.[48]

Cuộc chiến ở Croatia

Năm 1990
Các oblast tự trị của người Serb năm 1990Viện sĩ Jovan Rašković, người sáng lập Đảng Dân chủ Serbia

Năm 1990, người Serb thành lập Đảng Dân chủ Độc lập Nam Tư (Jugoslovensku samostalnu demokratsku partiju - JSDP) ngày 11 tháng 2 tại Vojnić[49] và Đảng Dân chủ Serbia (Srpska demokratska stranka - SDS) ngày 17 tháng 2 tại Knin. Bầu cử đa đảng được tổ chức trên toàn Nam Tư. Tại Croatia, Liên minh dân chủ Croatia (Hrvatska demokratska zajednica - HDZ) giành chiến thắng, ủng hộ ly khai và cải cách hiến pháp. Người Serb ủng hộ SDS của chính trị gia ôn hòa Jovan Rašković hoặc các phong trào cộng sản hay chủ nghĩa xã hội. Các chính sách và tuyên bố dân tộc chủ nghĩa của các lãnh đạo HDZ, bao gồm cả Franjo Tuđman, đã làm gia tăng căng thẳng sắc tộc. Sau khi giới thiệu biểu tượng nhà nước mới[50] và đổi tên nước cộng hòa (bỏ "chủ nghĩa xã hội"), căng thẳng giữa người Serb và người Croat gia tăng, người Serb yêu cầu quyền tự chủ văn hóa, nhưng bị từ chối.[51] Theo sử gia Croatia Nikica Baric, người Serb coi Nam Tư là sự đảm bảo ổn định, nên cảm thấy lo ngại khi xảy ra khủng hoảng. Người Serb coi Quân đội nhân dân Nam Tư (Jugoslovenska narodna armija - JNA) là tổ chức duy nhất cuối cùng bảo vệ cho họ.[52]

Chủ tịch HDZ và Tổng thống Croatia đầu tiên Franjo Tuđman

Chính phủ Croatia đưa ra các biện pháp chủ nghĩa dân tộc làm tình hình càng thêm phức tạp. Tên ngôn ngữ chính thức được đổi từ tiếng Serbia-Croatia sang tiếng Croatia, rồi đến lượt các chuẩn mực ngữ pháp.[53][54] Chữ cái Kirin bị cấm trong văn bản chính thức và trên truyền thông. Lịch sửvăn học Serbia bị loại khỏi chương trình trường học. Công chức người Serb buộc phải ký "danh sách trung thành" với chính phủ Croatia mới, nếu không sẽ bị sa thải ngay lập tức. Điều này được công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng.[55] Áp lực đè lên giới trí thức người Serb. Các chính trị gia Croatia có những phát ngôn gây tổn thương cộng đồng người Serb. Tuđman tuyên bố rằng Croatia trong Thế chiến II không phải chỉ do Đức Quốc xã lập nên, mà còn là khát vọng ngàn đời của người Croat. Người Serb phản ứng đặc biệt gay gắt trước tuyên bố này.[56][57] Stjepan Mesić từng phát biểu người Serb tại Croatia có quyền lấy đất đai khi đặt chân lên.[58]

Tháng 8 năm 1990, Kninska Krajina diễn ra trưng cầu dân ý về chủ quyền và quyền tự trị, chỉ những người Serb sinh ra hoặc sống trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Croatia (Socijalistička Republika Hrvatska - SRH) mới được quyền bỏ phiếu. Người Croat không tham gia bỏ phiếu. Kết quả là 99,7% trong số 756.721 cử tri bỏ phiếu ủng hộ,[59][60][61] nhưng chính quyền Croatia ngăn cả cuộc trưng cầu này tại 10 thành phố.[62] Cuộc trưng cầu dân ý của người Serb và khởi sự đòi quyền tự trị này thường được gọi là "Cách mạng khúc gỗ" (Balvan revolucija). Ngày 30 tháng 9 năm 1990, người Serb tuyên bố thành lập SAO Kninska Krajina và đến 31 tháng 12 chuyển thành SAO Krajina.[63][64][65][66] Tháng 12 năm 1990, Quốc hội Croatia thông qua hiến pháp mới quy định người Serb ở Croatia trở thành dân tộc thiểu số không còn vị thế xây dựng hiến pháp.[61][67]

Hè thu năm 1990 diễn ra tái cấu trúc quyền lực các cấp ở nước cộng hòa Croatia. Tất cả những người Serb từ chối ký vào "danh sách trung thành" đều bị sa thải khỏi Bộ Nội vụ. Ở Knin và một số thị trấn khác nơi người Serb chiếm đa số, chỉ còn lại người Serb trong lực lượng dân quân và nhanh chóng được đổi tên thành "Dân quân Krajina" (Milicija Krajine). Tình trạng này diễn ra ở các cơ sở công quyền khác. Ví dụ, ngày 17 tháng 10 năm 1990, Thủ tướng Croatia Josip Manolić sa thải tất cả những người Serb làm việc trong chính phủ hoặc nội các, bất kể quan điểm chính trị như thế nào.[68]

Ở Croatia, Cách mạng khúc gỗ và Krajina tự trị được gọi là "cuộc nổi dậy của người Serb". Theo Elena Guskova, nhà cầm quyền Croatia cho rằng nỗi sợ của người Serb trước chủ nghĩa phát xít Croatia là không có cơ sở, cũng như coi đó là biểu hiện của "Chủ nghĩa đế quốc Đại Serbia". Chính quyền Croatia tiến hành chiếm đóng Serbia Krajina và muốn vãn hồi trật tự theo đúng hiến pháp mình.[69]

Nikica Barić tuyên bố rằng Tổng thống Serbia thuộc Liên bang Nam Tư Slobodan Milošević tính đến khả năng không can thiệp vào Croatia ly khai miễn là với các lãnh thổ không có người Serb sinh sống. Theo Barić, Milošević muốn sáp nhập Serbia Krajina vào Nam Tư mới.[70]

Năm 1991
Bản đồ Cộng hòa Serbia Krajina

Tháng 1 năm 1991, Bộ Nội vụ Krajina được thành lập, quy tụ tất cả các thư ký nội vụ không nằm dưới quyền kiểm soát của Zagreb. Tháng 2 năm 1991, SAO Krajina hợp nhất với các vùng phía bắc Dalmatia và Lika, nơi người Serb chiếm đa số. Ngày 28 tháng 2 năm 1991, Hội đồng Quốc gia Serbia và Hội đồng điều hành SAO Krajina thông qua nghị quyết ly khai khỏi Croatia dựa trên kết quả trưng cầu dân ý, để sáp nhập vào Nam Tư. Ngày 16 tháng 5, Hội đồng SAO Krajina thông qua nghị quyết gia nhập Nam Tư.[55][71]

Ngày 25 tháng 6 năm 1991, SAO Slavonia, Baranja và Tây Srem tuyên bố ly khai,[72] đến ngày 25 tháng 9 đổi tên khẳng định "của người Serb".[73] Về sau, SAO Tây Slavonia thành lập tại Tây Slavonia.[74][75]

Mùa hè năm 1991, giao tranh nổ ra ở Krajina giữa một bên là các nhóm bán quân sự và các thành viên nội vụ Croatia, bên kia là lực lượng dân quân Serb.[76][77] Quân đội nhân dân Nam Tư JNA dần tham gia xung đột, [78] vốn trước đó hồi mùa xuân, binh lính Croatia đào ngũ hàng loạt khỏi quân đội Nam Tư. Đến tháng 9, JNA gia tăng hiện diện trong xung đột khi xảy ra việc các biệt đội Croatia thực hiện "Phong tỏa doanh trại".[79][80]

Dân tị nạn Croatia tháng 12 năm 1991

Mùa xuân năm 1991, dòng người tị nạn từ các khu vực do Zagreb kiểm soát bắt đầu đổ về SAO Krajina. Một số tiếp tục chạy đến Serbia hoặc Montenegro, còn khoảng 100.000 người ở lại Krajina. Báo cáo của Hội Chữ thập đỏ Nam Tư năm 1991 cho thấy khoảng 250.000 người Serb tị nạn chạy khỏi các khu vực do Zagreb kiểm soát.[81] Dòng người tị nạn tiếp diễn cho đến khi đình chiến vào tháng 1 năm 1992. Cùng lúc ấy, dưới áp lực của Serbia, hàng chục nghìn người Croat và người Hồi giáo rời khỏi Krajina và chạy sang các vùng của Zagreb.[82] Theo Barić, có tới 300.000 người không thuộc sắc dân Serb phải chạy khỏi lãnh thổ do người Serb kiểm soát,[78] tuy nhiên, theo điều tra dân số năm 1991, tổng số người Croat và các dân khác tại Krajina không vượt quá 220.000 người.[83]

Ngày 19 tháng 12 năm 1991, các oblast tự trị của người Serb hợp nhất thành Cộng hòa Serbia Krajina. Hiến pháp được thông qua xác định Serbia Krajina "là nhà nước quốc gia của dân tộc Serb và nhà nước của tất cả công dân sống trong đó". Nhà nước cũng xác định các biểu tượng như quốc kỳ, quốc huy và quốc ca, đồng thời tuyên bố chủ quyền. Milan Babić nắm quyền, chuyển từ thủ tướng thành tổng thống.[69][84][85]

Suốt năm 1991, Lực lượng Cảnh vệ và Cảnh sát Croatia phạm nhiều tội ác đối với dân thường Serb và ngược lại. Tội ác được biết đến nhiều nhất là ở Gospić, Sisak, Vukovar và các làng Tây Slavonia.[86]

Năm 1992
Tàn tích ở Vukovar sau các trận chiến giành thành phốXe tăng bị bắn hỏng trên đường đi Drniš

Tháng 1 năm 1992, nhờ quốc tế can thiệp, các hành động thù địch đã chấm dứt và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (UNPROFOR) được triển khai tại Serbia Krajina. Đội Mũ nồi xanh đến chiến tuyến giữa Serb và Croat nhằm chấm dứt xung đột và giám sát việc rút vũ khí hạng nặng khỏi mặt trận. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga cho biết người Serb để lại vũ khí trong các kho do Liên Hợp Quốc kiểm soát, còn người Croat rút vũ khí không rõ hướng.[87]

Ngày 21 tháng 6, quân đội Croatia phá vỡ lệnh ngừng bắn, chiếm đóng một số ngôi làng trên cao nguyên Miljevač.[88] Người Serb mất lòng tin vào lực lượng gìn giữ hòa bình và căng thẳng leo thang. Serbia Krajina cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình không thể bảo vệ họ khỏi Croatia xâm lược nên đã tiếp tục thành lập đội quân chính quy.[89]

Năm 1993
Nhà người Serb bị phá hủy

Ngày 22 tháng 1 năm 1993, quân đội Croatia tiến hành Chiến dịch Maslenica chiếm được Novigrad, Sân bay Zemunik và các làng Smoković, Islam GrčkiKašić.[82][88] Ngày 25 tháng 1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 802, lên án các cuộc tấn công của Croatia. Diến biến tiếp theo, cả hai bên mở lại pháo kích vào thành phố và hoạt động quân sự quy mô lớn tiếp tục cho đến giữa xuân. Ngày 6 tháng 4, đại diện Serbia Krajina và Croatia quyết định đình chiến và ký thỏa thuận về việc rút các đơn vị Croatia khỏi các vùng chiếm đóng trước đó, Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc sẽ thế chỗ. Tuy nhiên sau đó, nhà chức trách Croatia không tuân theo thỏa thuận đã ký.[64]

Ngày 9 tháng 9, quân đội Croatia mở Chiến dịch Medački džep.[90] Họ chiếm và phá hủy các làng Divoselo, ČitlukPočitelj, gây tội ác chiến tranh với người Serb vô tội.[91] Sau khi quân Croatia rút đi, Lực lượng gìn giữ hòa bình lại đến tiếp quản. Ngày 2 tháng 11, các đại diện của Serbia Krajina và Croatia nối lại đàm phán tại Oslo. Phái đoàn Serbia do Goran Hadžić dẫn đầu, còn phía Croatia là Hrvoje Šarinić.[92]

Năm 1994
Cục diện năm 1994

Năm 1994, quân đội Croatia không tiến hành đánh lớn vào Serbia Krajina, song tham gia tích cực vào các hoạt động quân sự ở Bosnia và Hercegovina chống lại Quân đội Republika Srpska,[93] và các đơn vị Serbia Krajina thống nhất tham gia giao tranh ở Tây Bosnia về phía Fikreta Abdića.[94]

Chính quyền Krajina cố gắng thiết lập một cuộc sống yên bình. Năm 1994, chính phủ đưa ra chương trình bình ổn và bắt đầu chi trả lương cho viên chức. Đến tháng 11, Serbia Krajina lên kế hoạch hoàn tất quá trình sáp nhập vào Nam Tư. Ngày 29 tháng 3 năm 1994, Serbia Krajina và Croatia ký hiệp định đình chiến tại Đại sứ quán Nga ở Zagreb. Ngày 5 tháng 8, Serbia Krajina và Croatia đàm phán kinh tế tại Knin, đặc biệt là vấn đề mở cao tốc qua Tây Slavonia. Mùa thu năm ấy, các ủy ban chung bắt đầu hoạt động trên các lĩnh vực quân sự và nông nghiệp.[95] Phái đoàn Serbia Krajina đến Zagreb vào ngày 8 và 14 tháng 11. Ngày 2 tháng 12, ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ kinh tế, đồng thời lên kế hoạch đàm phán về việc trao trả người tị nạn, trả lương hưu và thông tuyến đường sắt. Ngày 21 tháng 12, Serbia Krajina mở lại thông xe tuyến cao tốc Bratstvo i jedinstvo.[96]

Theo nhà báo Nga Mlechin, chính quyền Croatia đã trao quyền tự quyết rộng rãi cho Serbia Krajina thông qua đại sứ quán Nga. Tuy nhiên, Slobodan Milošević phía Serbia dứt khoát từ chối đề nghị này.[97]

Năm 1995

Tháng 1 năm 1995, Đại sứ Hoa Kỳ tại Croatia, Peter Galbraith, đề xuất "Kế hoạch Z-4" cho Serbia Krajina và Croatia. Ông đề xuất quyền tự trị cho Kninska Krajina, còn Tây Slavonia và Đông Slavonia, Baranja và Tây Srem sáp nhập hoàn toàn vào Croatia. Tổng thống Croatia Tuđman coi việc thông qua kế hoạch này là tự sát chính trị, nhưng trước sức ép ngoại giao từ Hoa Kỳ, ông hứa sẽ xem xét vấn đề trong tương lai xa.[98] Người Serb tuyên bố các điều khoản trong kế hoạch đề xuất không đảm bảo bảo vệ được họ khỏi áp bức sắc tộc. Tuy nhiên, Milan Babić tuyên bố tại Beograd rằng Serbia Krajina sẵn sàng đồng ý một kế hoạch điều chỉnh và kêu gọi Croatia rút quân. Theo Guskova, Tuđman từ chối đàm phán thêm với người Serb.[99]

Người tị nạn Serb từ Krajina sau Chiến dịch Oluja

Thay vì xúc tiến ngoại giao, chính phủ Croatia chọn giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề này. Croatia mở Chiến dịch Bljesak (Tia chớp) và Oluja (Bão táp) kết thúc Cộng hòa Serbia Krajina vào tháng 5 (Tây Slavonia) và tháng 8 (phần chính). Chiến dịch Bljesak chiếm được đất của người Serb tại Tây Slavonia.[90] Trong nỗ lực ngăn chặn Croatia tấn công, Tổng thống Martić ra lệnh pháo kích Zagreb, về sau bị coi là tội ác chiến tranh.[100] Song việc này không làm ngăn trở kế hoạch tấn công của Croatia. Theo phía Serbia cũng như tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch,[101] Chiến dịch Bljesak đã gây ra nhiều tội ác trên thường dân Serb bao gồm cả trẻ em.[102][103]

Chiến dịch Oluja giúp quân Croatia chiếm hầu hết Serbia Krajina. 230-250 nghìn người Serb chạy khỏi Serbia Krajina. Ngay trong chiến dịch, binh lính Croatia gây nhiều tội ác với người tị nạn và thường dân,[104] như Tội ác Dvor na UniThảm sát dân Serb tại Grubori. Tòa án La Hay khi phán quyết các tướng Croatia Gotovina và Markač tuyên bố rằng Chiến dịch Bljesak là tội ác có chủ ý của chính quyền và quân đội Croatia. Chiến dịch nhằm trục xuất người Serb khỏi Croatia và đưa người Croat vào Krajina thế chỗ.[105]

Phần còn lại của Serbia Krajina (Tây Srem và Baranja từ năm 1995 và Tây Srem, Baranja và Đông Slavonia từ năm 1996) tồn tại dưới hình thức tự trị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc cho đến khi hòa nhập vào Croatia đầu năm 1998. Theo chủ tịch tổ chức phi chính phủ Veritas Savo Štrbac, 77.316 người Serb vẫn ở lại lãnh thổ sau khi hội nhập.[106]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng hòa Serbia Krajina http://www.andrija-hebrang.com/homeland_war.htm http://books.google.com/books?id=1yUsAQAAMAAJ http://books.google.com/books?id=dY7shKpJ2B0C http://www.srpskapolitika.com/Tekstovi/Komentari/2... http://www.vladarsk.com/ http://www.scc.rutgers.edu/serbian_digest/151/t151... http://www.eparhija-dalmatinska.hr/Istorija1-c.htm http://www.eparhija-dalmatinska.hr/Manastiri-Krka-... http://www.eparhija-dalmatinska.hr/Manastiri-Krupa... http://www.lovas.hr/stradanje-u-domovinskom-ratu